Tết Nguyên Đán là ngày lễ vô cùng quan trọng và đặc biệt với dân tộc Việt Nam ở cả 3 miền: Bắc - Trung - Nam. Mỗi vùng miền trên đất nước sẽ có những phong tục, truyền thống đón Tết riêng, vô cùng ấn tượng và đặc trưng từ thói quen biếu quà Tết cho đến cách đón Tết, mâm cỗ cúng tất niên,... Cùng Gifgo khám phá ngay những thông tin thú vị và độc đáo về không khí tết miền Nam thân yêu nhé.
Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, mỗi vùng miền trên dải đất hình chữ S xinh đẹp lại rộn ràng chuẩn bị những công tác chào mừng năm mới đến. Cùng điểm qua đôi nét ấn tượng trong phong tục ngày lễ tết miền Nam nhé.
Tết Nguyên Đán được coi là ngày lễ vô cùng quan trọng trong văn hóa dân tộc từ xa xưa. Đây không những là dịp để các thành viên cùng quây quần bên nhau, mà còn là thời điểm để chúng ta nhớ về nguồn cội, gửi lời tri ân và biết ơn đến những người yêu thương. Dù là ở miền Nam, miền Bắc hay miền Trung thì thói quen biếu quà dịp Tết vẫn là một thói quen và văn hóa đẹp, thể hiện lẽ sống đúng đắn của cha ông từ xa xưa - uống nước nhớ nguồn.
Quà biếu Tết được chuẩn bị chỉn chu, đủ đầy chính là thứ quà tặng giúp hiện thực hóa lời cảm ơn cùng tình cảm chân thành của người tặng, trao gửi đến người nhận. Thông thường, mọi người sẽ chuẩn bị các set quà biếu có bánh kẹo, mứt Tết, cà phê, rượu vang, các loại hạt sấy thơm ngon,... để làm quà biếu Tết. Hoặc nhiều người cũng đổi mới quà biếu Tết cho người thân bằng những vật phẩm cao cấp như: yến sào, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, rượu thuốc, máy đo huyết áp,...
Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai. Biểu tượng ngày Tết không thể thiếu của hai miền Nam Bắc đó chính là cành đào và chậu mai. Không khí Tết miền Nam trở nên hân hoan và tưng bừng hơn bao giờ hết là nhờ sự góp mặt của những bông mai vàng phú quý, mang vẻ đẹp rực rỡ tựa ánh sáng mặt trời. Chen vào những bông hoa vàng lung linh đó là các búp hoa xanh mơn mởn, lộc non căng tràn, báo hiệu một mùa Tết đang đến với nhiều hy vọng và thành công mới.
Khí hậu ấm áp của miền Nam rất phù hợp để nụ mai ra hoa, bung lộc. Trong văn hóa dân gian Việt Nam, hoa mai có mặt trong bộ tứ quý (Tùng - Cúc - Trúc - Mai), thể hiện sự vận động của thiên nhiên mang đến may mắn và sự cân bằng, hài hòa cho con người. Bên cạnh đó, hình tượng hoa mai còn biểu trưng cho sự phú quý, thịnh vượng và cao sang. Thói quen chưng chậu mai vàng trong nhà ngày Tết không những góp phần tô điểm cho không khí lễ hội thêm phần hân hoan mà còn là sự mong cầu của con người về một năm mới phát tài phát lộc.
Vào ngày Tết cổ truyền dân tộc, người dân ba miền Bắc - Trung - Nam đều có thói quen gói bánh chưng, bánh tét. Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền sẽ có những điểm khác nhau về cách gói bánh, hình dạng, nguyên liệu,... Vì thế, dân gian ta thường có câu: “bánh chưng miền Bắc, bánh tét miền Nam”. Bánh chưng miền Bắc có nét đặc trưng riêng với hình dạng vuông vức tượng trưng cho đất, ở miền Nam, bánh chưng có hình trụ dài (bánh tét), biểu tượng cho sức sống mãnh liệt và trường tồn.
Bánh tét cũng là loại bánh được làm từ các nguyên liệu như gạo nếp ngon, đậu xanh, có thể gói thêm thịt heo hoặc không. Người miền Nam thường sẽ gói bánh tét với lá chuối thay vì lá dong như gói bánh chưng ở miền Bắc. Xét về hương vị, bánh tét cũng rất đa dạng với các loại khác nhau như bánh tét chay, bánh tét ngọt, bánh tét mặn, bánh tét không nhân (chỉ có mỗi gạo nếp).
Lì xì đầu Xuân năm mới là một nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Dù ở vùng miền nào trên tổ quốc thì đây cũng là một hình thức mang ý nghĩa sâu sắc, giúp trao gửi sự may mắn và thịnh vượng đến tất cả mọi người. Những chiếc bao lì xì mang màu sắc đỏ tươi rực rỡ, thể hiện lời chúc sức khỏe và chúc mừng năm mới đến người lớn tuổi cùng trẻ nhỏ. Không khí gia đình ngày Tết trở nên tươi vui và hân hoan hơn bao giờ hết nhờ vào những khoảnh khắc lì xì đáng nhớ ngày đầu năm.
Mâm ngũ quả cũng là một phần không thể thiếu vắng trong văn hóa Tết dân tộc. Mỗi vùng miền sẽ có những cách bày mâm ngũ quả khác nhau, thể hiện lòng thành kính và trân trọng đến ông bà, tổ tiên trong dịp xuân mới đang đến gần. Mâm ngũ quả miền Nam thường có 5 loại quả đặc trưng như: quả mãng cầu gai, quả xoài, quả đu đủ, quả dừa, quả sung. Các loại trái cây này khi được kết hợp chung trong mâm cúng Tết thể hiện những mong cầu trong cuộc sống của con người: cầu vừa đủ xài sung (cầu tiền vừa đủ tiêu xài, sung sướng).
Người miền Nam thường sẽ bày các loại quả to, nặng ở phía dưới, còn những thức quả nhỏ hơn sẽ đặt bên trên, điểm xuyết vào những khoảng trống trong mâm quả, tạo sự cân đối cho thành phẩm cuối cùng. Một số gia đình sẽ dùng thêm trái dưa hấu để đặt sang hai bên của mâm ngũ quả, thể hiện sự đủ đầy, no ấm. Có thể nói, bày mâm ngũ quả là một nét văn hóa ngày Tết vô cùng ý nghĩa và ấn tượng, mang đậm không khí mùa lễ hội. Đồng thời, đây cũng là cách thức để con người luôn nhớ đến tổ tiên, nguồn cội của mình.
Gifgo đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc những thông tin khác nhau về chủ đề đón Tết miền Nam cùng những văn hóa truyền thống ấn tượng và thân quen. Hy vọng qua bài viết, các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin thú vị về ngày Tết truyền thống ở miền Nam yêu thương. Dù là Tết ở vùng miền nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng cần sắm sửa các set quà biếu Tết đủ đầy để thay lời cảm ơn và tri ân, gửi đến những người thân yêu của mình. Đừng quên ghé thăm website Gifgo để tham khảo và chọn lựa được những set quà tết ấn tượng và phù hợp nhất nhé.
Tham khảo ngay catalogue quà Tết 2024 của Gifgo tại đây: https://gifgo.vn/catalouge-hop-qua-tet-gifgo-2024-b71.
LIÊN HỆ ĐẶT HÀNG VỚI GIFGO QUA