• Trang chủ
  • Tin tức
  • Mâm cúng tất niên cuối năm - phong tục truyền thống đẹp của dân tộc Việt

Mâm cúng tất niên cuối năm - phong tục truyền thống đẹp của dân tộc Việt

28/12/2023 389

Mâm cúng tất niên là bàn cúng trong dịp cuối năm để tưởng nhớ và tỏ lòng thành kính đến ông bà, tổ tiên, cầu mong cho một năm mới với nhiều điều may mắn, an lành và thịnh vượng. Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, việc cúng tất niên thường được thực hiện vào ngày cuối cùng của năm âm lịch, trước thời khắc chuyển giao sang năm mới. Cùng theo dõi bài viết về mâm cúng tất niên cuối năm theo phong tục truyền thống của người Việt Nam.

Ý nghĩa mâm cúng tất niên cuối năm

Cúng tất niên là một trong những phong tục truyền thống quan trọng trong văn hóa Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn, sự tôn kính và hy vọng vào những điều tốt lành trong năm mới. Cùng điểm qua những ý nghĩa chính của mâm cúng tất niên ngày cuối năm nhé.

  • Tưởng nhớ về ông bà tổ tiên: Mâm cúng dịp cuối năm chính là cách để chúng ta bày tỏ được tấm lòng tri ân, sự thành kính sâu sắc và sự hiếu thảo đến tổ tiên các thế hệ đời trước. Theo quan niệm tâm linh của người Việt Nam, con người cần phải biết ghi nhớ về nguồn cội của mình, tưởng nhớ về ông bà tổ tiên, những người luôn che chở và bảo hộ cho con cháu.
  • Cầu mong những điều may mắn: Mâm cúng tất niên dịp cuối năm cũng là lúc để chúng ta mong cầu về những điều may mắn, bình an và thịnh vượng, đủ đầy sẽ đến với gia đình trong năm mới này.
  • Chào đón năm mới đến: Mâm cúng chào đón tất niên cũng là cách thức tốt đẹp để chúng ta cùng sẵn sàng chào đón những điều mới mẻ, vui vẻ và thuận lợi cho năm mới sắp đến. 
  • Kết nối các thành viên trong gia đình: Mâm cúng tất niên cuối năm ngoài việc thể hiện lòng thành kính đến ông bà tổ tiên, đây còn là dịp phù hợp để các thành viên trong gia đình cùng gác lại công việc cũng như những bộn bề trong cuộc sống để cùng quây quần bên mâm cơm ấm áp, kết nối và gắn kết tình thân.
  • Gìn giữ nét truyền thống đẹp: Mâm cúng là một phần của nét văn hóa truyền thống Việt Nam. Việc duy trì hình thức cúng bái vào tất niên, giao thừa chính là cách hay để gìn giữ và truyền bá nét bản sắc truyền thống từ xa xưa của cha ông, nhắc nhở thế hệ con cháu luôn phải “uống nước nhớ nguồn”.

Mâm cúng tất niên cuối năm - phong tục truyền thống đẹp của dân tộc Việt

Thời gian thích hợp cúng tất niên cuối năm

Thời gian nào thích hợp nhất để cúng tất niên cuối năm? Trên thực tế, mâm cúng tất niên cuối năm thường được làm vào ngày cuối cùng của tháng Chạp, ngày 30 hoặc ngày 29 nếu đó là tháng thiếu. Tùy theo từng gia đình mà lễ cúng sẽ được tổ chức vào buổi trưa hoặc chiều tối. 

Tuy nhiên, trong thời hiện đại ngày nay, nhiều gia đình có xu hướng làm lễ tất niên sớm hơn so với bình thường. Tức là không nhất thiết phải cúng vào đúng ngày cuối cùng của tháng Chạp, mà có thể linh hoạt sao cho phù hợp với kế hoạch của gia đình. Năm 2023 này, các bạn có thể sắp xếp và chuẩn bị lễ cúng tất niên vào ngày 28 tháng Chạp (tức 19/01/2023 dương lịch), 29 tháng Chạp (tức 20/01/2023 dương lịch) hoặc 30 tháng Chạp (tức 21/01/2023 dương lịch). 

Mâm cúng tất niên gồm có những gì?

Mâm cúng tất niên thường được sắp xếp và chuẩn bị rất đủ đầy, chỉn chu, thể hiện sự tỉ mỉ cùng tấm lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên, những người đã khuất. Mâm cúng thường có nhiều loại thực phẩm đa dạng khác nhau như rượu thịt, bánh chưng, trái cây tươi ngon,... Bên cạnh đó, tùy theo từng vùng miền và khu vực khác nhau mà mâm cúng tất niên cũng sẽ không giống nhau. Cùng theo dõi ngay những điểm khác biệt thú vị về mâm cúng tất niên của các vùng miền nhé. 

Mâm cúng tất niên miền Bắc

Trong mâm cúng tất niên của người miền Bắc, các vật phẩm đồ cúng luôn phải có đủ 6 chiếc bát, 6 đôi đũa, tượng trưng cho việc ông bà tổ tiên, những người đã khuất trong gia đình sẽ về ngự và dùng bữa. Tùy theo quy mô tổ chức của từng gia đình mà mâm cỗ sẽ cần chuẩn bị thêm bát đũa, cụ thể là 8 bát, 8 đũa hoặc mâm cỗ 2 - 3 tầng. Về các món ăn trong mâm cỗ cúng của người miền Bắc, thông thường không thể thiếu đi các vật phẩm đặc trưng như: 

  • Thịt gà
  • Thịt lợn
  • Giò/ chả lụa
  • Đĩa xôi (xôi gấc hoặc xôi trắng, xôi nếp cẩm,...)
  • Nem rán
  • Một bát canh mọc hoặc một bát miến nấu lòng gà
  • Hành muối/ dưa muối
  • Bánh chưng
  • Rượu trắng

Một số gia đình có thể thay đổi linh hoạt các món đồ cúng tùy theo khẩu vị và sở thích như thịt đông, gà hầm, nộm chua ngọt, canh xương,...

Mâm cúng tất niên miền Bắc

Mâm cúng tất niên miền Trung

Người miền Trung khá đơn giản trong việc sắp các mâm cỗ cúng tất niên. Người dân khu vực này khi cúng lễ không cần yêu cầu phải sắp 6 bát 6 đĩa sẵn như ở miền Bắc. Các công tác chuẩn bị và sắp xếp mâm lễ cúng cũng khá đơn giản, với các món ăn chủ đạo từ:

  • Thịt lợn
  • Thịt gà
  • Bánh chưng hoặc bánh tét
  • Giò chả
  • Miến xào/ miến nấu nước
  • Măng khô xào hoặc nấu canh
  • Chả ram rán

Một số món ăn đặc sản vùng miền hoặc các loại bánh độc đáo của địa phương cũng được thêm vào mâm lễ cúng, giúp làm tăng thêm sự đa dạng và phong phú trong ngày tết. 

Mâm cúng tất niên miền Trung

Mâm cúng tất niên miền Nam

Đối với người dân các tỉnh khu vực miền Nam nước ta, mâm lễ cúng cũng rất đa dạng và chỉn chu với các món ăn nhiều độc đáo, nhiều màu sắc. Các món ăn đặc trưng thường được thấy nhiều nhất trong mâm cúng tất niên cuối năm của người miền Nam đó là:

  • Bánh tét
  • Củ cải muối hoặc củ kiệu muối
  • Canh măng tươi/ khô nấu xương hoặc chân giò
  • Canh khổ qua dồn thịt
  • Thịt kho hột vịt 
  • Các loại nộm/ gỏi chua ngọt
  • Thịt heo luộc
  • Nem rán

Mỗi vùng miền trên đất nước đều có những phong tục, tập quán và thói quen tâm linh, thờ cúng không giống nhau. Tuy nhiên, tất cả đều có điểm chung về nét đẹp uống nước nhớ nguồn, văn hóa ghi nhớ và thể hiện sự kính trọng với tổ tiên, nguồn cội của mình. 

Mâm cúng tất niên miền Nam

Văn khấn cúng tất niên cuối năm 2023

Lễ cúng tất niên thường được thực hiện vào thời khắc đẹp của ngày cuối cùng trong năm. Bên cạnh những vật phẩm đủ đầy và trang trọng được chuẩn bị sẵn, dâng lên các bậc thần linh ngự trị trong khu vực cùng gia tiên tiền tổ của gia đình, các bạn cũng cần lưu ý về bài văn khấn cúng tất niên cuối năm. Gifgo đã sưu tập và tổng hợp văn khấn tất niên cuối năm theo bài cúng gia truyền dưới đây, các gia chủ có thể tham khảo:

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

- Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

- Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ ...

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm ...

Tín chủ (chúng) con là: ...

Ngụ tại...

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.

Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thuỳ chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.

Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.

Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Mâm cúng tất niên cuối năm - phong tục truyền thống đẹp của dân tộc Việt

Lưu ý khi cúng tất niên cuối năm

Mâm cúng tất niên cuối năm là dịp để chúng ta tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính đến ông bà, tổ tiên. Đây cũng là thời điểm tốt để mọi người cùng nhau chia sẻ và quây quần vui vẻ bên mâm cơm gia đình có đông đủ các thành viên. Mâm cúng tất niên cuối năm không nhất thiết phải quá trang trọng nhưng các gia đình cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ các món ăn, tặng phẩm dâng cúng. Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên chuẩn bị quá sơ sài trong mâm cúng tất niên cuối năm này. Tùy vào điều kiện và thời gian mà các gia đình có thể sắp xếp để bày biện mâm cúng sao cho hợp lý, vẫn bày tỏ được lòng kính trọng, tri ân đến các bậc gia tiên tiền tổ. Trong mâm cúng ít nhất nên có các món ăn tượng trưng cho ngày Tết như: bánh chưng, bánh tét, thịt gà luộc,... Tất cả cần phải bày biện sạch sẽ, gọn gàng, không cần quá phô trương cầu kỳ.
  • Ngoài ra, để thể hiện lòng thành kính trang nghiêm, trước khi bày biện lễ cúng bái, các gia đình nên dọn dẹp khu vực bàn thờ và nhà cửa, giữ không gian luôn được sạch sẽ, thoáng mát.
  • Tất niên là thời điểm tất cả mọi người trong gia đình được đoàn viên, quầy quần bên nhau sau thời gian dài xa cách, một năm làm việc vất vả với bao lo toan bộn bề. Vậy nên, trong ngày hân hoan cuối năm cũ đầu xuân mới, chúng ta cần hạn chế những vấn đề lời qua tiếng lại gây ảnh hưởng đến hòa khí gia đình. 
  • Lễ cúng tất niên nên được đặt ở ban thờ gia tiên. Hoặc các bạn cũng có thể bày thêm mâm cúng nhỏ ở ngoài trời, tùy theo nhu cầu và điều kiện của nhiều gia đình.  

Mâm cúng tất niên cuối năm là tất cả những tấm lòng thành, sự kính trọng và hiếu thảo của con cháu dâng lên ông bà tổ tiên nhân dịp thời khắc năm mới sắp đến. Có thể nói, đây là phong tục văn hóa vô cùng quen thuộc và cao đẹp của người Việt, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của cha ông từ xa xưa. Bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích về chủ đề mâm cúng tất niên cuối năm. Theo dõi website của Gifgo để biết thêm nhiều thông tin thú vị khác về ngày Tết của người Việt nhé. Đồng thời, các bạn cũng đừng quên tham khảo những Set quà tết ấn tượng, đặc biệt dành tặng người thân yêu đến từ Gifgo nhé. 

LIÊN HỆ ĐẶT HÀNG VỚI GIFGO QUA:

  • Hotline: 0981.31.36.33 hoặc 0886.31.36.33
  • Zalo : 0981.31.36.33
  • Website: https://gifgo.vn/
  • Địa chỉ: 
    • Tại HN: Số 35 Xuân Quỳnh, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy , TP Hà Nội
    • Tại HCM: 406/8 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. HCM.

 

tin tức liên quan

18/11/2024 326

Cờ cá ngựa - Luật chơi, hướng dẫn cách chơi cho người mới bắt đầu

Cờ cá ngựa là trò chơi gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, bởi nó không chỉ đem lại niềm vui mà còn kích thích tư duy, chiến thuật của người chơi. Gifgo sẽ bật mí cho bạn luật chơi, cách chơi cờ cá ngựa cho người mới bắt đầu
18/11/2024 109

Bầu tôm cua cá - Trò chơi dân gian hấp dẫn không thể bỏ qua trong mỗi dịp Tết

Bầu tôm cua cá là một trong những trò chơi dân gian phổ biến trong những ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam. Trò chơi không chỉ đem đến tiếng cười mà còn giúp các thành viên thêm gắn kết. Cùng khám khá cách chơi, luật chơi và bí quyết giành chiến thắng
15/11/2024 184

Mách bạn cách chơi lô tô chuẩn, dễ hiểu và chiến thắng dễ dàng

Lô tô là một trong những bộ môn không thể thiếu trong những ngày lễ này và đặc biệt phổ biến ở miền Tây và miền Nam nước ta. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về trò chơi này, bài viết dưới đây Gifgo sẽ giới thiệu rõ hơn về lô tô, luật chơi và hướng dẫn chơi
15/11/2024 895

Cờ tỷ phú - Trò chơi sáng tạo đỉnh cao cho các nhà đầu tư tương lai

Cờ tỷ phú là một trong những board game đang được giới trẻ vô cùng yêu thích hiện nay nhờ sự mới lạ và thú vị mà trò chơi mang lại. Không khó để bắt gặp trò chơi này trong các buổi gặp mặt bạn bè, sum họp gia đình vào những dịp quan trọng như lễ Tết.
14/11/2024 898

Tặng gì cho hiệu trưởng? Top những món quà tặng hiệu trưởng ý nghĩa bày tỏ lòng kính trọng

Hiệu trưởng là người lãnh đạo, truyền cảm hứng và đóng vai trò quan trọng trong định hướng phát triển cho cả một ngôi trường. Bài viết dưới sẽ gợi ý cho bạn những món quà tinh tế để dành tặng cho hiệu trưởng, giúp bày tỏ sự kính trọng và trân quý.
14/11/2024 352

Danh sách 10+ quà tặng kỷ niệm thành lập công ty ấn tượng, ghi dấu ấn thành công

Quà tặng kỷ niệm thành lập công ty đóng vai trò đặc biệt quan trọng để bày tỏ lòng tri ân đến đối tác, khách hàng, nhân viên. Gifgo sẽ giới thiệu đến bạn danh sách 10+ quà tặng kỷ niệm thành lập công ty ý nghĩa giúp ghi dấu ấn trong lòng người nhận.

danh mục tin

contact printgo on zalo
contact printgo on zalo