Mỗi dịp Tết đến Xuân về, bánh chưng thịt mỡ dưa hành dường như đã trở thành nét đẹp truyền thống về văn hóa ẩm thực của người Việt. Vào những ngày giáp Tết, người người nhà nhà đều chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa và đặc biệt là chọn mua các nguyên liệu để làm bánh chưng. Phong tục này đã tồn tại từ rất lâu, tô điểm thêm sự phong phú và đẹp đẽ trong văn hóa dân tộc. Cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu về cách gói bánh chưng xanh ngon, đậm đà hương vị ngày Tết Nguyên Đán nhé.
Trong những câu chuyện từ xa xưa cũng như văn hóa Tết cổ truyền của dân tộc, người Việt xem bánh chưng là biểu tượng của đất, bao la và rộng lớn. Chiếc bánh này thường được làm từ các nguyên liệu truyền thống quen thuộc với người dân trồng lúa nước như: gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ, tiêu đen, hành tím,... Các nguyên liệu được sắp xếp từng lớp và gói ghém gọn gàng lại trong những lớp lá dong xanh mát, mướt mắt. Để buộc chặt các lớp lá gói nhân bánh, người ta sẽ sử dụng các sợi dây lạt mềm.
Hình ảnh vuông vức đẹp mắt của bánh chưng hiện ra, tượng trưng cho sự thiêng liêng của đất mẹ - nơi đã sinh trưởng và nuôi dưỡng những người con đất Việt bằng văn hóa lúa nước. Những chiếc bánh chưng thường được dùng để làm đồ cúng tế các vị thần linh, thể hiện lòng biết ơn và tôn kính của con người vì đã ban cho đất đai màu mỡ, mưa thuận gió hòa, mang đến sự ấm no, đủ đầy và hạnh phúc cho con dân.
Trong đời sống, bánh chưng cũng là vật phẩm ý nghĩa để mọi người dùng làm quà biếu Tết cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp,... Điều này nhằm thể hiện sự trân trọng và những tình cảm chân thành nhân dịp Tết đến Xuân về. Người ta thường có câu: “thấy bánh chưng là thấy Tết về”. Quả thật đúng như vậy, mỗi độ Tết đến mọi người đều vui vẻ quây quần bên nhau với nồi bánh chưng và bếp than củi hồng rực lửa. Có thể nói, đây là khoảnh khắc vô cùng đáng quý và đáng trân trọng cùng những người thân yêu.
Để làm ra những thành phẩm bánh chưng xanh vuông vức, dẻo thơm và đậm đà hương vị đặc trưng chào Tết đến, người làm bánh cần phải thực hiện nhiều bước khác nhau. Đầu tiên là chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu kỹ càng, tiếp đến là gói bánh và nấu bánh. Cùng theo dõi ngay những cách làm bánh chưng xanh ngon mắt, ngon vị mùa Tết mới này nhé.
Đầu tiên, các bạn cần thực hiện bước chuẩn bị và sơ chế kỹ càng các nguyên vật liệu cần thiết cho mẻ bánh chưng xanh tươi, hấp dẫn.
Trước khi tiến hành các bước gói bánh chưng, các bạn cần sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị từ trước. Quy trình thực hiện sơ chế như sau:
Cách thức làm bánh chưng xanh thịt mỡ đón Tết rất đơn giản, các bạn chỉ cần thực hiện cẩn thận và thêm chút phần khéo léo là đã có được thành phẩm ưng ý. Cùng theo dõi cách thức gói bánh chưng xanh vuông vức, đẹp mắt và thơm dẻo đón Tết mới đang đến gần nhé.
Sau khi đã hoàn thành tất cả các công đoạn gói bánh, các bạn cần chuẩn bị chiếc nồi to và củi lửa. Xếp các lớp bánh đều nhau vào trong nồi sau đó đổ nước sao cho ngập kín mặt bánh. Trong suốt quá trình luộc, các bạn cần để ý kỹ nồi nước luộc bánh, nếu nước cạn thì cần nhanh chóng châm thêm nước để giúp bánh không bị cháy và được chín đều các mặt, tạo độ dẻo ngon, thơm ngậy cho bánh thành phẩm.
Bánh chưng thành phẩm sau khi luộc sẽ được vớt ra rửa với nước lạnh, nhằm mục đích loại bỏ đi chất nhựa còn sót trên lá. Bánh khi bóc sẽ mang màu sắc xanh mát tươi mới từ lá dong, bên trong nhân trải đều các lớp đẹp mắt với gạo, đậu xanh và thịt lợn. Cách thức thực hiện gói bánh chưng khá đơn giản, các bạn nên thử để có được những trải nghiệm thú vị và ấn tượng cho mùa Tết mới này nhé.
Gói bánh chưng dịp Tết là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Đây là một loại bánh đã được cha ông truyền lại từ rất lâu, giúp con cháu bày tỏ sự tôn kính và trân trọng với ông bà, tổ tiên. Bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích về cách gói bánh chưng xanh ngon, thơm dẻo. Theo dõi website Gifgo để có thêm những thông tin hay ho và thú vị khác nữa nhé.
LIÊN HỆ ĐẶT HÀNG VỚI GIFGO QUA: